Điện trở đất là một thông số kỹ thuật quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn và hoạt động của hệ thống điện. Việc đảm bảo điện trở đất đạt tiêu chuẩn là yêu cầu bắt buộc trong các công trình xây dựng và hoạt động sản xuất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn điện trở đất, các quy định hiện hành và cách đo điện trở nốid dất đảm bảo an toàn, chính xác nhất.
Khái niệm điện trở đất là gì?
Điện trở đất chính là sự lưu thông dòng điện chạy từ một mặt của khối đất có kích thước nhất định (tính theo đơn vị m3) sang mặt đối diện của khối đất khác. Lúc này, đo giá trị điện trở đất là phương pháp cần được thực hiện để đảm bảo an toàn cho những người dùng nối đất chống sét, nối đất làm việc của các thiết bị điện.
Thông qua việc đo và đáp ứng tiêu chuẩn điện trở đất, người dùng có thể xác định được điện trở của hệ thống tiếp địa và nối đất của phần vỏ thiết bị điện, hoặc với cột tiếp địa độc lập. Sau đó người thực hiện có thể nối thiết bị chống sét với các đồ điện dân dụng, cột điện hay các thiết bị công nghiệp.
Tiêu chuẩn điện trở đất tại Việt Nam quy định như thế nào?
Hiện nay, thao tác đo đạc điện trở đã được nhà nước ban hành quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4756:1989). Nội dung này quy định người thi công tiến hành hành đo và dựa vào kết quả đó để lắp đặt hệ thống điện sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trong TCVN 4756:1989 quy định rõ về định nghĩa, mức điện áp, cường độ dòng điện của các thiết bị khi nối đất trong hệ thống mạng lưới điện tòa nhà. Cụ thể:
- Các thiết bị điện nối đất: Cần có mức điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính nổi.
- Đối với các thiết bị điện được nối đất có mức điện áp lớn hơn 1000V: Cần phải đáp ứng yêu cầu trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm.
- Điện trở của các thiết bị nối đất: Không được vượt quá 0.5 Ohm (tính theo điện trở nối đất tự nhiên), còn điện trở nối đất nhân tạo không được vượt quá 1 Ohm.
- Quy định về việc đo điện trở tiếp đất đòi hỏi trang bị nối đất cần đáp ứng yêu cầu trị số điện áp chạm không được vượt quá giá trị quy định khi có dòng ngắn mạch chạy qua.
Các nguyên lý đo điện trở đất
Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn điện trở đất được quy định ở trên, hiện nay có 4 phương pháp thực hiện đo điện trở nối đất an toàn, chính xác nhất. Bao gồm:
Đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực
Phương pháp 3 cực dựa theo việc cung cấp một dòng điện vào trong hệ thống mạch điện. Hệ thống này đã được chuẩn bị sẵn bao gồm: Máy đo điện trở đất, cọc nối đất – điện cực dòng. Khi đó, mức điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cực dòng.
Đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc
Trong phương pháp đo điện trở đất 4 cọc, điện áp cực, điện áp dòng sẽ được đặt tương tự như cách đo 3 cực. Điểm khác biệt chính là dòng điện được đo đã được kìm cố định lại, giúp đánh giá tiêu chuẩn điện trở đất thêm chính xác hơn.
Đo điện trở nối đất bằng phương pháp hai kìm
Phương pháp này sử dụng cách đo điện trở đất thông qua hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau, không cần dùng cọc nên rất tiện lợi và phù hợp ứng dụng trong những không gian chật hẹp, phức tạp.
Đo điện trở tiếp xúc bằng phương pháp xung
Phương pháp đo điện trở đất bằng xung cho phép người dùng kiểm tra, đo được trở kháng của đất từ hệ thống khung sắt và móng trụ. Tuy nhiên thao tác thực hiện yêu cầu người có trình độ chuyên môn cao, thường được dùng trong công việc đo điện trở tại các cột điện cao thế là chủ yếu.
Hướng dẫn cách đo điện trở đất chi tiết
Sau đây là quy trình các bước tiến hành đo điện trở nối đất chi tiết, giúp bạn dễ dàng đánh giá hệ thống có đáp ứng tiêu chuẩn điện trở đất hay chưa:
Bước 1: Kiểm tra điện áp pin của thiết bị đo
Việc kiểm tra điện áp pin máy đo điện trở đất giúp đảm bảo thiết bị còn hoạt động tốt trong suốt quá trình thực hiện và đảm bảo tính an toàn. Thao tác như sau:
- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK” trên thân máy.
- Nhấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin của thiết bị.
- Để máy đo điện trở đất hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT. GOOD”. Nếu không nằm trong khoản này thì bạn cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.
Bước 2: Đấu nối các dây nối
Trước tiên, cắm hai cọc bổ trợ theo cách sau: Cọc số 1 cách điểm đo khoảng 5 – 10 m, còn cọc số 2 cách cọc số 1 khoảng từ 5 – 10 m. Sau đó, lấy dây màu xanh (Green) của thiết bị dài 5m kẹp vào điểm đo. Lấy tiếp dây màu vàng (Yellow) dài 10 m và dây màu đỏ (Red) dài 20m cắm vào cọc số 1 và cọc số 2, tính toán sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần đo
Bạn tiến hành bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” trên thân máy và nhấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất. Để kết quả đo được chính xác nhất thì giá trị điện áp đất không được lớn hơn 10V.
Bước 4: Kiểm tra tiêu chuẩn điện trở đất
Người thực hiện bật công tắc của máy đo điện trở đất tới vị trí x100Ω để tiến hành kiểm tra điện trở đất. Nếu điện trở đất quá cao (>1200Ω) thì đèn ký hiệu OK sẽ không sáng, khi đó bạn cần kiểm tra lại các đầu đấu nốixem đã chính xác hay chưa.
Nếu điện trở đất ở giá trị nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch “0”. Lúc này bạn hãy bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ đo điện trở đất.
Bước 5: Đánh giá kết quả tiêu chuẩn điện trở đất của tổ đất
Theo tiêu chuẩn đã quy định, điện trở nối đất được đánh giá như sau: Thông thường, với lưới điện từ 110kV trở lên thì sẽ có dòng chạm đất lớn hơn 500A và giá trị điện trở đất Rnđ £ 0,5 W. Đối với lưới điện trung áp có công suất £ 1000 kVA thì giá trị điện trở đất Rnđ £ 4 W. Còn đối với cột điện, giá trị điện trở đất Rnđ £ 10 W.
Gợi ý máy đo điện trở đất chất lượng của Kyoritsu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị hỗ trợ công việc đo kiểm tra tiêu chuẩn điện trở đất, với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và giá thành khác nhau. Trong đó, máy đo điện trở đất của thương hiệu Kyoritsu (Nhật Bản) vẫn là các sản phẩm được ưa chuộng nhất bởi độ chính xác cao, dễ sử dụng, tiêu biểu như:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Ampe kìm đo điện trở đất Kyoritsu 4200 | – Thiết kế nhỏ gọn: Dễ dàng mang theo và sử dụng, thuận tiện cho các thợ điện làm việc ngoài trời. – Đo không cần cọc tiếp địa: Tiết kiệm thời gian và công sức khi đo lường. – Độ chính xác cao: Được thiết kế để đo nhanh và chính xác với các hệ thống nối đất có giá trị thấp. | – Giới hạn với các hệ thống nối đất phức tạp: Không phù hợp cho các hệ thống lớn, đòi hỏi phải đo sâu và nhiều cọc tiếp địa. |
Máy đo điện trở đất Kyoritsu 4102AH | – Chuyên dụng và bền bỉ: Được thiết kế đặc biệt cho các phép đo điện trở đất với độ bền cao, chống va đập và chịu điều kiện khắc nghiệt. – Đo đa dạng: Hỗ trợ đo điện trở đất với cọc tiếp địa, phù hợp với nhiều loại địa hình. – Chi phí hợp lý: Giá thành vừa phải so với các máy đo chuyên dụng khác. | – Yêu cầu cọc tiếp địa: Việc cài đặt cọc đo mất thời gian hơn so với các thiết bị đo không cần cọc. |
Máy đo điện trở đất Kyoritsu 4300 | – Đo không cần cọc tiếp địa: Giống như Kyoritsu 4200, giúp quá trình đo nhanh chóng và tiện lợi. – Dải đo rộng: Hỗ trợ đo điện trở đất trong nhiều môi trường và hệ thống khác nhau. – Tính năng tự động: Có khả năng phát hiện lỗi và đưa ra cảnh báo để đảm bảo tính chính xác. | – Chi phí cao: Giá thành cao hơn so với các thiết bị đo điện trở đất khác. – Phức tạp hơn với người mới: Yêu cầu người sử dụng có kiến thức chuyên môn để sử dụng hiệu quả toàn bộ tính năng. |
Tiêu chuẩn điện trở đất là một phần quan trọng trong hệ thống tiêu chuẩn an toàn điện. Vì vậy, hãy trang bị cho công việc của bạn một chiếc máy đo điện trở đất chất lượng ở trên. Nếu cần tư vấn thêm về thông số kỹ thuật hay báo giá sản phẩm, xin mời liên hệ ngay kyoritsu.us để được nhân viên hỗ trợ tận tình.